Tổng Quan Về Trạm Cors – Cách Đăng Ký Trạm Cors Tại Việt Nam

Những năm gần đây, Việt Nam đã và đang hoàn thiện mạng lưới trạm CORS Quốc Gia để phục vụ công tác khảo sát, đo đạc, thành lập bản đồ và nhiều ứng dụng khác. Vậy trạm CORS là gì, cách đăng ký ra sao, hãy cùng thietbikhaosat tìm hiểu vấn đề này nhé.trạm cors

1. Giới Thiệu Sơ Bộ Về Trạm Cors

1.1 Trạm Cors Là Gì?

Cors – Viết tắt của Continuously Operation Reference Station – dịch là trạm tham chiếu vận hành liên tục, đây là các trạm được đặt cố định tại một vị trí, liên tục thu và xử lý các tín hiệu từ các hệ thống vệ tinh GNSS đang hoạt động, rồi dùng tín hiệu đó để làm tham chiếu, hiệu chỉnh cho các thiết bị thu tín hiệu vệ tinh khác nhằm mang lại khả năng định vị ở độ chính xác cao.

1.2 Trạm Cors Hoạt Động Như Thế Nào?

Để hiểu cách thức hoạt động của trạm Cors, ta đi tìm hiểu mối tương quan giữa trạm Cors và các thành phần liên quan tới nó bao gồm: Các vệ tinh, các máy chủ, internet và thiết bị người dùng:

  • Các vệ tinh: Các vệ tinh được phóng lên không gian, bay xung quanh trái đất và phát tín hiệu các máy thu nhằm cung cấp các dịch vụ định vị, điều hướng toàn cầu. Có rất nhiều hệ thống vệ tinh trên thế giới, được phát triển bởi các cường quốc, và đều cung cấp tín hiệu miễn phí cho người dùng ở tất cả các quốc gia.
  • Các Trạm Cors: Các trạm Cors làm nhiệm vụ thu tín hiệu cùng lúc từ tất cả các vệ tinh đang hoạt động, tại nhiều tần số khác nhau. Vị trí đặt trạm Cors phải cao, thông thoáng, không bị cản trở bởi các tòa nhà, rừng cây, núi non. Tần suất thu tín hiệu phải ngắn.
  • Máy chủ: Tín hiệu thu được từ trạm Cors sẽ được gửi về máy chủ. Tại đây, các dữ liệu thu được sẽ được phần mềm xử lý, tính toán, lưu trữ một cách liên tục, và lúc nào cũng sẵn sàng.
  • Internet: Dữ liệu sau khi được xử lý sẽ được truyền qua internet để người dùng có thể truy cập.
  • Thiết bị người dùng: Người dùng sử dụng các thiết bị chuyên dụng để thu tín hiệu, sử dụng tín hiệu đó để tham chiếu, cộng thêm tín hiệu thu trực tiếp từ vệ tinh để có thể định vị một cách chính xác trong thời gian thực.
cách hoạt động của trạm cors

Mô Tả Cách Thức Hoạt Động Của Trạm Cors

2. Ứng Dụng Của Trạm Cors

Là một trạm cung cấp thông tin tham chiếu, giúp nâng cao độ chính xác của các thiết bị định vị tới hàng centimet, thậm chí là milimet, trạm Cors mang lại lợi ích cho rất nhiều ngành nghề:

  • Trong công, nông nghiệp: Sử dụng tín hiệu từ trạm Cors để tạo ra các thiết bị tự hành trong công nghiệp, nông nghiệp như máy xúc, xe lu, máy gieo hạt, máy cày….
  • Trong quản lý tài nguyên đất: Sử dụng để theo dõi những biến động của đất đai như sự sụt lở, bồi đắp của dòng sông, sự xâm lấn của biển, sự dịch chuyển của núi, đồi….
  • Trong đo vẽ bản đồ: Các máy RTKmáy bay khảo sát RTK sử dụng tín hiệu từ trạm Cors để mang lại khả năng định vị thời gian thực RTK chính xác, nhanh gọn, thúc đẩy hiệu suất trong công tác khảo sát, đo vẽ bản đồ.
  • Trong xây dựng: Các công trình yêu cầu độ chính xác cao, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như độ dày tường, độ nghiêng, lún vv.vv đều phải dùng phép đo RTK bằng cách kết hợp các máy RTK 2 tần số và trạm CORS.
  • Trong quân sự: Rất nhiều loại vũ khí tầm xa phải dùng tọa độ để dẫn đường, nâng cao khả năng bắn trúng mục tiêu
  • ….

3. Hiện Trạng Hệ Thống Trạm Cors Tại Việt Nam

Trước lợi ích to lớn của hệ thống trạm Cors, Cục Đo Đạc Bản Đồ đã cho xây dựng hệ thống trạm Cors nằm rải đều trên hầu hết các khu vực trên lãnh thổ Việt Nam, để người dùng có thể đứng bất cứ đâu cũng có thể kết nối và sử dụng được.

Về phần cơ sở hạ tầng:

Tại thời điểm năm 2021, Việt Nam đã có tổng cộng 65 trạm GNSS CORS, trong đó,:

  • 24 trạm Geodetic CORS được bố trí trên phạm vi toàn quốc với khoảng cách trung bình giữa các trạm từ 150÷200 km
  • 41 trạm NRTK CORS được bố trí tại 3 khu vực: Đồng bằng Bắc Bộ; khu vực miền Trung và Tây Nguyên; khu vực Nam Bộ với khoảng cách trung bình giữa các trạm từ 50 – 80km.

Dữ liệu từ 65 trạm GNSS CORS được truyền trực tiếp qua mạng Internet về Trạm xử lý và Điều khiển Trung tâm tại Hà Nội để xử lý tính toán và cung cấp cho người sử dụng qua mạng Internet theo thời gian thực.Đến nay, công tác đo đạc, xử lý tính toán xác định tọa độ tại 65 trạm GNSS CORS đã hoàn thành trên cả 2 hệ tọa độ VN-2000 và ITRF2014.hệ thốn trạm Cors tại Việt Nam

Mục tiêu:

  • Một trong những mục tiêu của hệ thống đó là cung cấp dịch vụ đo động thời gian thực (RTK) với độ chính xác cao cỡ cm cho các khu vực có xây dựng các trạm NRTK là Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Trung Trung Bộ và Nam Bộ.
  • Thực tế, sau khi hệ thống đi vào hoạt động đã nhận thấy không những mục tiêu này đạt được với độ chính xác rất cao (cỡ 2 – 4cm) mà các khu vực khác vẫn có thể được hệ thống cung cấp dịch vụ đo động thời gian thực với độ chính xác hoàn toàn thỏa mãn đáp ứng yêu cầu đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 và tỷ lệ nhỏ hơn.
  • Trong tương lai, để có thể cung cấp dịch vụ với độ chính xác cao hơn cần bổ sung các trạm NRTK với mật độ tương tự các trạm NRTK đã được lắp đặt tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Nam Bộ.

Về phần người dùng

  • Các tổ chức tham gia đăng ký sử dụng dịch vụ chủ yếu là phục vụ đo đạc, bản đồ cũng như quản lý đất đai.
  • Số lượng tài khoản đăng ký sử dụng dịch vụ ngày một tăng, đến nay, đã có tổng số gần 600 tài khoản được đăng ký thành công.
  • Các địa phương hiện đang ứng dụng dịch vụ của mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia nhiều nhất phải kể đến, như: Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh…

4. Cách Đăng Ký Sử Dụng Trạm Cors

Các bước đăng ký trạm Cors:

Bước 1: Tải mẫu đơn đăng ký trạm CorsBạn có thể tại mẫu đơn đăng ký trạm Cors TẠI ĐÂY

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin và gửi tới Cục Đo Đạc Bản Đồ

Sau khi có mẫu đơn đăng ký sử dụng trạm Cors, bạn cần phải điền đầy đủ thông tin, in ra giấy, ký tên, đóng dấu, scan chuyển sang dạng PDF và gửi tới email của Cục đo đạc bản đồ theo địa chỉ: [email protected]

Bước 3: Đăng Ký Tài Khoản Cors

Truy cập website: http://vngeonet.vn để đăng ký tài khoản sử dụng. Lưu ý: tài khoản đăng nhập trang chủ chính là tài khoản sử dụng trạm cors.

Sau khi đã đăng ký thành công, admin sẽ gửi tin nhắn về Email mà bạn đã đăng ký trong đơn đăng ký để xác nhận việc đăng ký thành công tài khoản. Như vậy là bạn đã hoàn thành việc đăng ký sử dụng tài khoản trạm cors của cục đo đạc bản đồ.

cách đăng ký sử dụng trạm Cors

Khi đã đăng ký thành công, bạn đã có thể sử dụng máy RTK của mình để kết nối trạm Cors, thực hiện công tác đo đạc khảo sát bình thường.

Nếu có nhu cầu mua máy trắc địa chính hãng giá tốt, đừng quên liên hệ mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi hotline Zalo