Hệ Thống Định Vị Vệ Tinh Của Liên Minh Châu Âu – Galileo

Nhắc đến định vị toàn cầu, người dùng thường nghĩ ngay đến GPS, nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh GPS còn một số hệ thống vệ tinh định vị khác, một trong số đó là Galileo, hệ thống vệ tinh hướng tới người dùng toàn cầu. Hãy cùng thietbikhaosat tìm hiểu thêm về điều này nhé!

hệ thống định vị vệ tinh galileo

1. Galileo Là Gì?

Galileo là hệ thống định vị toàn cầu GNSS được phát triển bởi Liên Minh Châu Âu, hệ thống này được đặt theo tên của nhà khoa học Galileo. Đây là hệ thống vệ tinh toàn cầu phi quân sự, chỉ được khai thác vì mục đích dân sự đầu tiên trên thế giới, cung cấp dịch vụ định vị ở độ chính xác cao, kết hợp với đó là hàng loạt tiện ích khác. Hiện nay, hệ thống Galileo được điều hành bởi cơ quan GNSS châu Âu GSA, và được phát triển bởi cơ quan vũ trụ châu Âu ESA.

Các dịch vụ của hệ thống Galileo hướng tới người dân:

  • Dịch vụ mở (Open Service – OS): Miễn phí cho tất cả mọi người
  • Dịch vụ xác thực tin nhắn điều hướng mở (OS-NMA): Miễn phí cho tất cả mọi người
  • Dịch vụ độ chính xác cao (HAS): Miến phí cho tất cả mọi người
  • Dịch vụ xác thực tín hiệu (SAS): Dịch vụ trả phí dành cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn (Sar) – một phần của Cospas-Sarsat
  • Dịch vụ điều tiết công cộng (PRS) – Chỉ cung cấp cho người được các cơ quan chính phủ ủy quyền
  • Dịch vụ mở (OS) – có sẵn và miễn phí cho tất cả người dùng

hệ thống định vị vệ tinh galileo

2. Đôi Nét Về Lịch Sử Ra Đời Của Hệ Thống Galileo

  • Từ những năm 1990, Liên minh Châu Âu đã nhận thấy phải có hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu của riêng mình. Kể từ đó, Ủy ban châu Âu và Cơ quan vũ trụ châu Âu đã hợp lực để nghiên cứu xây dựng Galileo, một hệ thống vệ tinh độc lập dưới sự kiểm soát của dân sự.
  • Năm 2003, giai đoạn đầu tiên của chương trình Galileo đã được Liên minh Châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đồng ý chính thức, các quốc gia đóng góp nhiều nhất cho Dự án Galileo là Ý và Đức.
  • Từ năm 2005 đến năm 2008, hai vệ tinh thử nghiệm GIOVE-A và GIOVE-B để thực hiện bước xác thực quỹ đạo bay.
  • Năm 2009, trạm điều khiển mặt đất cho hệ thống Galileo được khánh thành và đưa vào sử dụng tại Pháp.
  • Từ năm 2011 đến năm 2012, 4 vệ tinh đã được phóng lên, bắt đầu được đưa vào sử dụng trong việc định vị, đo đạc và điều hướng.
  • Năm 2018, hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo đã được hoàn thiện với tổng cộng 26 vệ tinh bay trên quỹ đạo.

3. Tình Trạng Của Hệ Thống Galileo

Tại thời điểm cuối năm 2021, hệ thống Galileo đã rất hoàn thiện, mang lại tín hiệu tích cực cho ngành khảo sát, trắc địa khi mà các máy RTK có thể thu thêm tín hiệu E1, E5, E5a, E5b và E6 từ hệ vệ tinh này, nâng cao rõ rệt độ chính xác và tin cậy trong quá trình làm việc. Tình trạng tổng quan của hệ thống như sau:

Phần không gian:

  • Số vệ tinh: 24 vệ tinh hoạt động và 6 vệ tinh dự bị
  • Độ cao quỹ đạo: 23.222 km
  • Tuổi thọ của vệ tinh:> 12 năm
  • Khối lượng vệ tinh: 675 kg
  • Kích thước thân vệ tinh: 2,7 × 1,2 × 1,1 mét
  • Khoảng cách của các mảng năng lượng mặt trời: 18,7 mét
  • Công suất của mảng năng lượng mặt trời: 1,5 kW
  • Công suất của ăng-ten điều hướng: 155–265 W

Thành phần mặt đất

  • Quỹ đạo, độ chính xác tín hiệu của hệ thống được kiểm soát bởi các trạm điều khiển mặt đất, gồm:
  • Hai trung tâm kiểm soát mặt đất, đặt tại Oberpfaffenhofen và Fucino để kiểm soát vệ tinh
  • Sáu trạm đo từ xa, theo dõi & điều khiển, đặt tại Kiruna, Kourou, Nouméa, Sainte-Marie, Réunion, Redu và Papeete
  • Mười trạm liên kết dữ liệu, hai trạm trên mỗi trang, đặt tại Svalbard, Kourou, Papeete, Sainte-Marie, Réunion và Nouméa
  • Một số trạm cảm biến tham chiếu được phân phối trên toàn thế giới
  • Một trung tâm dịch vụ, đặt tại Madrid, để giúp người dùng Galileo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi hotline Zalo