Top 4 Máy Toàn Đạc Điện Tử Tốt 2021

Những máy toàn đạc dưới đây được đánh giá là tốt nhất bởi chất lượng hàng đầu, độ chính xác cao, có chế độ đo không gương tới 1000m, phần mềm làm việc trực quan, dễ hiểu, tối ưu hóa hiệu quả công việc!

Nhận Báo Giá


Những Máy Toàn Đạc Tốt Nhất Theo Hãng


Nhận Báo Giá


Báo Giá Máy Toàn Đạc Điện Tử Tốt Nhất

Xin chào toàn thể anh/chị em, tôi là Ngô Hồng Quân – Admin của nhóm “Việc Làm Trắc Địa” trên Facebook với rất nhiều thành viên.

Sau thời gian dài làm việc, tích lũy được một số kinh nghiệm, cùng với sự giúp đỡ của các anh lớn trong ngành, nên tôi kiêm thêm công việc cung cấp các dòng máy trắc địa với tư cách là đại lý!

Nếu anh/chị em có nhu cầu, hãy liên hệ với tôi hoặc để lại thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất!

Tham Gia Nhóm Việc Làm Trắc Địa


    Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ và gửi báo giá cho quý khách ngay khi nhận được!


    Nhà Sản Xuất Máy Toàn Đạc Tốt Nhất Thị Trường

    Những thương hiệu dưới đây là những nhà sản xuất máy toàn đạc và máy trắc địa tốt nhất thị trường, được sự tin tưởng của những kỹ sư đầu ngành!


    Thông Tin Về Máy Toàn Đạc Điện Tử

    Trong xây dựng, kỹ thuật, khảo sát, điều quan trọng nhất mà các kỹ sư phải đối mặt là độ chính xác. Những sai sót nhỏ nhất có thể mang lại những hậu quả to lớn như gia tăng chi phí, trì hoãn công việc, khách hàng/nhà thầu không hài lòng. Máy toàn đạc ra đời cung cấp giải pháp đo đạc mang lại độ chính xác cao, nhiều ứng dụng giải toán địa hình, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc. Một số vấn đề liên quan đến máy toàn đạc điện tử.

    Máy toàn đạc điện tử là gì?

    Máy toàn đạc điện tử - tiếng anh là Total Station, là một dụng cụ quang học được sử dụng để đo góc ngang, góc dọc, khoảng cách, chênh cao. Các thành phần của máy toàn đạc bao gồm:
    • Lăng kính: Lăng kính có tác dụng như một ống nhòm để quan sát điểm đo ở các khoảng cách xa.
    • Máy kinh vĩ điện tử: Dùng để đo góc bằng và góc đứng trong không gian
    • Khối đo EDM: Sử dụng để đo khoảng cách chính xác
    • Bộ vi xử lý: Tích hợp các phần mềm để xử lý số liệu đo thô, chuyển hóa thành các kết quả mà người dùng mong muốn
    • Hệ thống lưu trữ và thu thập dữ liệu: Các phép toán sau khi tính toán sẽ được lưu lại trong bộ nhớ, và truyền trút sang các thiết bị khác để xử lý hậu kỳ.
    Ngoài ra, người dùng còn phải sử dụng cùng với các phụ kiện khác như giá ba chân, đế máy, sào gương, gương, bộ đàm....

    Những Lợi Thế Khi Sử Dụng Máy Toàn Đạc

    Sử dụng máy toàn đạc để đo đạc cung cấp một số lợi thế:
    • Độ chính xác: Mang lại độ chính xác góc tới từng giây, và độ chính xác đo cạnh tới hàng milimet.
    • Dễ sử dụng: Giao diện của máy trực quan, thao tác dễ dàng, thực hiện đồng thời các phép đo khoảng cách, đo góc, tính toán tọa độ.
    • Tiết kiệm thời gian: Thời gian của mỗi phép đo được tính bằng giây, phần mềm làm việc hiển thị kết quả tức thời, kết quả lưu lại được và có thể xem lại bất kỳ lúc nào.
    • Thuận tiện: Trọng lượng máy nhẹ nhàng, độ chống chịu tốt với thời tiết, người dùng có thể thiết lập ở một vị trí và thực hiện đo đạc, khảo sát, khống chế cả một khu vực rộng lớn.
    • Giao diện CAD: Các máy toàn đạc hiện đại thường có màn hình lớn, cảm ứng, hiển thị giao diện CAD để tránh mất thời gian thao tác dữ liệu.

    Một Số Loại Máy Toàn Đạc Thường Gặp

    • Máy toàn đạc điện tử: Là loại máy được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, rất chính xác và tin cậy, nhưng không vận hành được từ xa và khi vận hành phải cần ít nhất 2 người.
    • Máy toàn đạc tự động: Đây là dòng máy được tích hợp thêm động cơ, các công nghệ tiên tiến, để máy có thể tự bắt gương và được vận hành từ xa.
    • Máy toàn đạc đo gương: Là dòng máy cần phải có gương mới tiến hành đo đạc.
    • Máy toàn đạc đo không gương: Là dòng máy có chức năng đo không gương tới mọi bề mặt. Tuy nhiên độ chính xác và khoảng cách khi đo không gương sẽ bị giảm đi một chút.

    Ứng Dụng Của Máy Toàn Đạc

    Máy toàn đạc là công cụ mà mọi kỹ sư trong ngành xây dựng, khảo sát phải biết cách sử dụng, vì máy được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề:
    • Khảo sát địa hình
    • Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính
    • Khảo sát đường bộ
    • Khảo sát lên bản thiết kế
    • Khảo sát cơ sở hạ tầng
    • Tính diện tích, chu vi khu cần đo
    • Tính thể tích, khối lượng
    • Kiểm tra đường dây điện
    • Khảo sát thiết kế tiện ích
    • Điều tra hiện trường vụ tai nạn
    • Điều tra hiện trường vụ án
    • Khảo sát mỏ, dào hầm, khai thác mỏ
    • Hiệu chuẩn hoặc kiểm tra bể chứa
    Có rất nhiều cách để chọn một chiếc máy toàn đạc, tôi xin gợi ý một số bước để có lựa chọn đúng đắn:

    Bước 1: Chọn thương hiệu

    Thông thường người dùng sẽ có xu hướng lựa chọn thương hiệu máy theo thói quen, hoặc theo các loại máy mà đồng nghiệp đang sử dụng. Tuy nhiên, máy toàn đạc của hãng Leica sẽ có chất lượng cao và độ bền lớn nhất. Các dòng máy khác như Topcon, Sokkia, Nikon có chất lượng tương đồng.

    Bước 2: Xem xét nhu cầu

    • Tùy theo nhu cầu trong công việc cũng như tình hình tài chính để ưu tiên cân nhắc các tiêu chí:
    • Độ chính xác: Trong nhiều dự án xây dựng, độ chính xác góc đến vài giây là đủ, nhưng đối với một số dự án chuyên biệt, bạn có thể yêu cầu độ chính xác tới một phần mười của giây.
    • Tốc độ: Tốc độ của máy toàn đạc sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn trong hiệu quả công việc của bạn.
    • Ngân sách: Những dòng máy có nhiều tính năng thường có giá rất cao, nhưng phải cân nhắc xem liệu bạn có nhiều công trình thi công hay không, có thường xuyên sử dụng máy không.
    • Ứng dụng: Cân nhắc yêu cầu công việc để chọn ra loại máy có ứng dụng phù hợp với nhu cầu.

    Bước 3: Phân tích Chi phí - Lợi ích

    Tìm ra những lợi ích mà các tính năng cụ thể sẽ mang lại cho công ty của bạn và xác định xem chúng có xứng đáng với mức giá đó hay không.
    Gọi hotline Zalo