UAV Là Gì? A-Z Thông Tin Về UAV

UAV là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong thời đại ngày nay. Nếu bạn đang tìm hiểu UAV là gì, thì bạn đã tìm đúng chỗ. Bài viết này sẽ tổng hợp A-Z thông tin xung quanh đến UAV.

1. UAV là gì

UAV (Viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Unmanned Aerial Vehicle), thường được biết đến với cái tên khác là Drone, là một thiết bị bay không có bất kỳ phi công, phi hành đoàn hay hành khách nào bên trong.

UAV là một phần của hệ thống bay không người lái (UAS), hệ thống này gồm một máy bay không có người bên trong, một trạm điều khiển mặt đất và hệ thống thông tin để kết nối trạm điều khiển với máy bay.

Các chuyến bay của một UAV thường được vận hành bởi người điều khiển thông qua bộ điều khiển, hoặc có thể bán tự động hoặc tự động hoàn toàn dựa trên phần mềm được lập trình từ trước.

2. Lý do ra đời của UAV

UAV ban đầu được phát triển trong suốt thế kỷ XX cho các nhiệm vụ quân sự quá “buồn tẻ, bẩn thỉu hoặc nguy hiểm” đối với con người, và đến thế kỷ XXI, chúng đã trở thành tài sản thiết yếu đối với hầu hết quân đội.

Khi công nghệ được cải thiện và chi phí sản xuất UAV giảm, việc sử dụng chúng được mở rộng sang nhiều ứng dụng phi quân sự bao gồm chụp ảnh, quay video từ trên không, thực hiện các công việc trong nông nghiệp, công nghiệp, giám sát cơ sở hạ tầng,…

UAV là gì?

3. Sự ra đời của thuật ngữ UAV

  • Thuật ngữ Drone được sử dụng trong những ngày đầu của ngành hàng không, được áp dụng cho những máy bay không có người bên trong, phục vụ cho việc làm mục tiêu tập bắn cho các chiến hạm. Điển hình trong số đó là máy bay Fairey Queen năm 1920, Havilland Queen Bee năm 1039. Sau đó là máy bay Airspeed Queen Wasp và Miles Queen Martinet, trước khi được thay thế bởi GAF Jindivik, thuật ngữ Drone vẫn được sử dụng rộng rãi.
thuật ngữ drone
  • Thuật ngữ UAV được định nghĩa là một “phương tiện bay được cung cấp năng lượng, không mang theo người điều khiển, sử dụng lực khí động học để cung cấp lực nâng cho phương tiện, có thể bay tự động hoặc được điều khiển từ xa, có thể sử dụng một lần hoặc tái sử dụng và có thể mang theo trọng tải gây chết người hoặc không gây chết người “. UAV là một thuật ngữ thường được áp dụng cho các trường hợp sử dụng trong quân sự. Tuy nhiên, tên lửa mang đầu đạn không được coi là UAV vì bản thân phương tiện này là một loại vũ khí.

4. Phân loại UAV

Có rất nhiều cách để phân loại UAV, nhưng nhìn chung trên thế giới người ta phân loại UAV theo các tiêu chí sau:

4.1 Dựa theo trọng lượng

Theo tiêu chí trọng lượng, UAV có thể chia làm 5 nhóm:

  • Nano UAV: UAV siêu nhỏ, trọng lượng dưới 250g
  • Micro air vehicles: Phương tiện hàng không nhỏ, trọng lượng từ 250g tới 2 kg
  • Miniature UAV or small: UAV thu nhỏ hoặc nhỏ, trọng lượng từ 2 – 25kg
  • Medium UAV: UAV tầm trung với trọng lượng 25kg – 150kg
  • Large UAV: UAV lớn, có trọng lượng trên 150kg
Nano UAV
Nano UAV
micro air vehicle
Micro Air Vehicle
miniature uav or small
Miniature Uav Or Small
Medium UAV
Medium UAV
Large UAV
Large UAV

4.2 Chia theo mức độ tự động

Theo mức độ tự động, có thể chia UAV thành 3 loại:

  • Bay ở chế độ điều khiển từ xa: Hầu hết các loại UAV thương mại bán ra ngoài thị trường đều ở dạng này
  • Bay ở chế độ bán tự động: Một số các loại máy bay sẽ tự bay theo kế hoạch do con người tạo ra. Ví dụ cho loại này là máy bay khảo sát RTK hoặc máy bay tưới tiêu nông nghiệp.
  • Bay hoàn toàn tự động: Các máy bay dạng này thường sử dụng ở mục đích quân sự để thực hiện các nhiệm vụ riêng của chúng.
máy bay khảo sát không người lái UAV RTK Phantom 4

Máy bay khảo sát Phantom 4 RTK có thể tự bay nếu được lên kế hoạch

4.3 Dựa trên độ cao và tầm hoạt động

Dựa trên yếu tố này, có thể chia UAV thành các loại sau:

  • Độ cao bay 600m, tầm hoạt động 2km
  • Độ cao bay 1500m, tầm hoạt động 10km
  • Độ cao loại NATO, bay cao 3000m, tầm hoạt động 50km
  • Độ cao chiến thuật, bay cao 5.500m, tầm hoạt động 160km
  • MALE (medium altitude, long endurance), bay cao 9.000m và tầm hoạt động 200km
  • HALE (high altitude, long endurance), bay cao 9000m, tầm hoạt động không xác định

5. Ứng dụng của máy bay không người lái

Thông thường, người dùng ở Việt Nam thường biết tới những UAV có chức năng chụp ảnh, quay phim từ trên cao. Tuy nhiên, thực tế chứng minh UAV mang lại vô vàn lợi ích cho cuộc sống con người.

Một công ty tư vấn thị trường máy bay không người lái thương mại ở Đức đã xác định có 237 cách máy bay không người lái cách mạng hóa kinh doanh và phát hành một báo cáo dài 151 trang bao gồm 237 ứng dụng và 37 trường hợp nghiên cứu thực tế trong suốt 15 ngành công nghiệp bao gồm nông nghiệp, năng lượng, xây dựng và khai thác mỏ.

Một số ứng dụng cụ thể của UAV có thể kế đến:

5.1 Ứng dụng trong không gian – vũ trụ

Rất nhiều hãng hàng không đã sử dụng các loại UAV để bảo dưỡng máy bay dân dụng, hoặc sử dụng chúng để kiếm tra chi tiết nhằm phát hiện các lỗi trên thân vỏ máy bay.

Trong khi đó, chính phủ các nước phát triển sử dụng UAV để thăm dò bề mặt các hành tinh khác trong không gian như sao Hỏa, Mặt Trăng

ứng dụng của UAV trong hàng không, vũ trụ

5.2 Ứng dụng trong quân sự

Trong các cuộc chiến hiện đại, UAV được coi như một binh chủng riêng với chiến thuật hoàn toàn khác biệt so với khi sử dụng các loại vũ khí khác. 

Tính đến tháng 4 năm 2012, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng 7,362 máy bay không người lái lớp RQ-11B Ravens; 145 máy bay lớp AeroVironment RQ-12A Wasps; 1,137 máy bay lớp AeroVironment RQ-20A Pumas; 306 máy bay lớp RQ-16 T-Hawk small UAS và nhiều lại UAV khác với tổng giá trị 120 tỷ USD. 

Các ứng dụng của UAV trong chiến đấu rất đa dạng gồm: 

  • Bay sâu vào lòng địch với tốc độ siêu thanh nhằm trinh sát tình hình, điển hình trong số này là UAV Tu-141 “Swift” của Liên Xô.
  • Thực hiện các cuộc tấn công bằng nhiều hình thức như: Bắn súng, phóng tên lửa hoặc thả bom. Điển hình trong số này là UAV MQ-1 Predator được trang bị tên lửa Hellfire có thể phóng từ trên không. Quân đội hồi giáo thường xuyên sử dụng UAV loại 4 cánh để thả chất nổ.
  • Phòng thủ: Các UAV cũng được sử dụng để phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng chiến thuật “ruồi bâu” của UAV đối thủ.
  • Làm bia tập bắn: Các máy bay không người lái thường xuyên được sử dụng làm bia tập bắn cho các đơn vị phòng không, không quân.
  • Rà phá bom mìn: Các cảm biến tích hợp trên thân UAV có khả năng phát hiện các loại bom mìn nằm sâu trong lòng đất, qua đó mang đến thông tin, phương án để rà phá.
UAV MQ-1 Predator
UAV MQ-1 Predator đang mang tên lửa AGM-114 Hellfire

5.3 Ứng dụng dân dụng

Các ứng dụng dân dụng của UAV được coi là rộng rãi, đi vào từng ngóc ngách của đời sống hàng ngày như:

  • Khảo sát cây trồng trên không (Như máy bay khảo sát Phantom 4 Multispectral)
  • Chụp ảnh, quay phim trên không
  • Tìm kiếm và cứu hộ
  • Kiểm tra đường dây điện và đường ống
  • Kiểm soát động vật hoang dã
  • Cung cấp vật tư y tế cho các vùng không thể tiếp cận
  • Phát hiện săn bắn trái phép
  • Hoạt động do thám
  • Giám sát môi trường hợp tác
  • Thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới
  • Phát hiện và giám sát cháy rừng
  • Khảo sát trắc địa, đo vẽ bản đồ
UAV là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi hotline Zalo