Máy Bay Khảo Sát RTK Và PPK – Cái Nào Tốt Hơn?

Đo động xử lý hậu kỳ PPK và đo động thời gian thực RTK không phải là công nghệ mới. Chúng đã được sử dụng tại Việt Nam hàng chục năng nay để cải thiện độ chính xác của dữ liệu GNSS

Trong công tác khảo sát bằng flycam UAV RTK (Drone RTK), cả hai phương pháp trên đều đã được áp dụng để thành lập bản đồ mà không cần dùng đến điểm khống chế mặt đất (GCPs) trong khi độ chính xác vẫn đạt đến hàng cen-ti-mét.

Vậy, rốt cục máy bay khảo sát sử dụng mô-đun RTK và máy bay khảo sát sử dụng mô-đun PPK khác nhau thế nào? Phương pháp nào tốt hơn, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí hơn, cùng tìm hiểu nhé!

máy bay khảo sát PPK và RTK

1. Tổng quan về khảo sát bằng flycam mang mô-dun RTK

  • Đây là một máy flycam (UAV hoặc Drone) mang theo mô-dun RTK để cùng lúc thu thập dữ liệu từ các hệ vệ tinh GNSS và dữ liệu từ trạm tĩnh để hiệu chỉnh chính xác hơn vị trí điểm ảnh, trong thời gian thực khi đang bay.
  • Dữ liệu vệ tinh – tự nó và trong mọi trường hợp – dễ bị lỗ do độ trễ của tầng đối lưu, qua đó cung cấp độ chính xác tối đa chỉ khoảng 1m (Trong khi điện thoại thông thường định vị độ chính xác đã đạt 3 – 4m)
  • Dữ liệu từ một trạm tĩnh trên mặt đất được thu thập, tính toán để sửa lỗi tín hiệu vệ tinh, đưa độ chính xác xuống phạm vi cấp độ cm. (Dưới 1 inch)
  • Khi khảo sát bằng công nghệ RTK, sự liên lạc giữa máy bay, vệ tinh và trạm tĩnh không được phép gián đoạn.
  • Sau một ca bay, nếu tất cả các tín hiệu đều không đổi, dữ liệu với độ chính xác tuyệt đối sẽ có sẵn để đưa vào phần mềm lập bản đồ.

Khi máy bay khảo sát sử dụng công nghệ RTK, 4 đường liên lạc cần được duy trì liên tục để hiệu chỉnh tín hiệu vệ tinh:

  • 1 – Kết nối giữa vệ tinh và máy bay khảo sát
  • 2 – Kết nối giữa vệ tinh và trạm tĩnh (hoặc trạm CORS)
  • 3 – Kết nối giữa trạm tĩnh (hoặc CORS) và bộ điều khiển máy bay
  • 4 – Kết nối bộ điều khiển và máy bay

2. Tổng quan về khảo sát bằng flycam mang mô-dun PPK

2.1 PPK là gì

PPK – viết tắt của Post-processed kinematic, là phương pháp đo động xử lý hậu kỳ, được sử dụng trong công tác đo đạc, thành lập bản đồ với độ chính xác đạt tới hàng cen-ti-met.

Giống như khi đo RTK, phương pháp đo PPK cần dữ liệu từ 2 bộ thu tín hiệu vệ tinh GNSS là trạm tĩnh và trạm động.

Tuy nhiên, nếu đo RTK cho ngay lập tức kết quả đo đạc trong khi khảo sát, thì đo PPK cần phải xử lý dữ liệu bằng một phần mềm chuyên dụng sau ca khảo sát tại thực địa mới có được kết quả.

2.2 Máy bay khảo sát mang mô-đun PPK hoạt động thế nào?

  • Máy bay khảo sát PPK bay với mô-đun GNSS PPK, thu tín hiệu vệ tinh và lưu trữ nhằm mục đích truy suất sau ca bay.
  • Dữ liệu vệ tinh — tự nó và trong mọi trường hợp — dễ bị lỗi do do độ trễ của tầng đối lưu, v.v., cung cấp độ chính xác tối đa chỉ khoảng 1 mét.
  • Trạm tĩnh trên mặt đất cũng đồng thời thu tín hiệu GNSS và lưu trữ lại, dữ liệu này được kết hợp với dữ liệu mà máy bay khảo sát thu được, để hiệu chỉnh lỗi tín hiệu vệ tinh, đưa độ chính xác xuống phạm vi hàng cen-ti-mét.
  • Khi sử dụng công nghệ PPK, việc kết nối giữa trạm tĩnh với bộ điều khiển máy bay là không cần thiết.
  • Các dữ liệu sau ca bay sẽ được xử lý bằng phần mềm xử lý hậu kỳ PPK chuyên dụng để thành lập bản đồ.
đo PPK

Công nghệ PPK yêu cầu sự kết nối của:

  • 1 – Vệ tinh và trạm tĩnh GNSS hoặc trạm CORS
  • 2 – Vệ tinh và drone

Rõ ràng, phép đo này không yêu cầu sự kết nối liền mạch và ổn định từ nhiều phía, do đó, các lỗi gây ra do kết nối không ổn định cũng giảm đáng kể so với đo RTK.

3. So sánh ưu điểm của công nghệ RTK và PPK trong khảo sát bằng UAV

3.1 Ưu nhược điểm của công nghệ RTK

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Kết quả các phép đo có sẵn ngay sau ca bay, chỉ việc xuất bản đồ là hoàn thành
  • Cung cấp thời gian thực, vị trí chính xác cao của máy bay không người lái
  • Loại bỏ việc thiết lập điểm khống chế GCP nếu tất cả các kết nối đều không đổi trong suốt ca bay
  • Thành công của ca bay phụ thuộc vào sự ổn định của nhiều kết nối, nên dễ bị thất bại (Do chỉ cần 1 kết nối bị ngắt quãng, là phải khởi tạo từ đầu)
  • Một khi khởi tạo sẽ mất nhiều thời gian và dữ liệu
  • Nhiệm vụ ngoài phạm vi đo từ xa, ví dụ: mở rộng tầm nhìn trực quan (EVLOS) hoặc xa hơn tầm nhìn trực quan (BVLOS), là không thể
  • Không có sẵn dữ liệu hiệu chỉnh sau chuyến bay, tức là khu vực bay bị giới hạn bởi cường độ tín hiệu
  • Bất kỳ lỗi nào ở vị trí trạm tĩnh đều phải được sửa sau chuyến bay, điều này làm giảm lợi thế thời gian thực

3.2 Ưu nhược điểm của công nghệ PPK

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Trạm base GNSS không cần kết nối với trạm điều khiển mặt đất của máy bay không người lái
  • Bất kỳ CORS nào cũng có thể được sử dụng – thay cho trạm tĩnh
  • Cách thiết lập đơn giản hơn – không cần quá nhiều liên kết đo từ xa hoạt động liên tục
  • Nhiệm vụ ngoài phạm vi đo từ xa, ví dụ: có thể mở rộng tầm nhìn trực quan (EVLOS) hoặc xa hơn tầm nhìn trực quan (BVLOS)
  • Một số nguồn cho biết PPK chính xác hơn vì có thể sử dụng dữ liệu để chuyển tiếp và lùi quá trình xung quanh bất kỳ khoảng trống nào để sửa.
  • Không cần thiết lập điểm khống chế GCP
  • Mất thời gian hiệu chỉnh tại phòng nội nghiệp sau ca bay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi hotline Zalo