Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Thủy Bình Nikon

Nếu bạn đang tìm hiểu về cách sử dụng máy thủy bình Nikon, thì bạn đã tìm đúng chỗ. Tài liệu này được biên soạn từ bản tiếng Anh gốc do hãng phát hành, hướng dẫn sử dụng các loại máy:

1. Cấu tạo máy

cấu tạo máy thủy bình Nikon
  • 01. Ốc điều quang
  • 02. Bộ ngắm sơ bộ
  • 03. Ốc điều chỉnh dây chữ thập
  • 04. Vòng chỉnh dây chữ thập
  • 05. Thị kính
  • 06. Bàn độ ngang (đo góc bằng)
  • 07. Vạch đọc số đo góc
  • 08. Ốc cân bằng máy
  • 09. Đế máy
  • 10. Ốc điều chỉnh bọt thủy
  • 11. Ốc vi động ngang
  • 12. Bọt thủy tròn
  • 13. Kính đọc bọt thủy
  • 14. Vật kính

2. Lắp đặt máy

  • Mở chân ba, điều chỉnh độ cao phù hợp với người sử dụng.
  • Lưu ý: Chân ba phải được đặt chắc chắn và mặt chân ba phải cân bằng tương đối.
  • Đặt máy lên mặt chân ba và vặn ốc gắn máy ở chân ba.
  • Cân bằng máy sơ bộ bằng chân ba. Cân bằng chính xác bằng ốc cân bằng.
  • Điều chỉnh rõ dây chữ thập đọc số bằng vòng điều chỉnh dây chữ thập.

3. Ngắm và điều chỉnh máy

  • Ngắm sơ bộ bằng cách điều chỉnh kính ngắm về hướng mia bằng bộ ngắm sơ bộ.
  • Vặn ốc điều quang để thấy rõ mia.
  • Ngắm chính xác bằng cách vặn ốc vi động ngang để đưa dây chữ thập đứng vào giữa mia ngắm.
  • Khử hiện tượng thị sai bằng cách vặn ốc điều quang và xoay vòng điều chỉnh dây chữ thập.
  • Lưu ý: Bọt thủy tròn phải thật sự vào giữa để bộ bù hoạt động tốt và cho kết quả chính xác.

4. Cân chỉnh bọt thủy

  • Gắn máy thủy bình lên chân ba.
  • Cân chỉnh bọt thủy vào tâm vòng tròn cân bằng máy.
  • Quay ống kính theo hướng ngược lại (180°).
  • Nếu bọt thủy vẫn còn ở tâm thì hướng ống kính đã cân bằng. Nếu bọt thủy không vào tâm thì có thể do máy chưa cân bằng hoặc do bộ phận đọc bọt thủy chưa chính xác. Để cân chỉnh bộ đọc bọt thủy, dùng ốc cân bằng máy chỉnh một nửa và dùng ốc điều chỉnh bọt thủy chỉnh một nửa .
  • Lặp lại từ bước 2 đến bước 4 cho đến khi bọt thủy cố định ở tâm vòng tròn cân bằng khi xoay ống kính của máy theo hướng khác.

Lưu ý: Bọt thủy của máy thủy bình quyết định sai số của số liệu.

5. Cách đo góc

  • Bước 1: Đặt chân ba trên mốc đo.

Lưu ý: Chân ba phải được đặt chắc chắn và mặt chân ba phải cân bằng tương đối.

  • Bước 2: Treo quả dọi vào móc treo ở ốc gắn máy ở chân ba.
  • Bước 3: Gắn máy thủy bình lên mặt chân ba và vặn ốc gắn máy.
  • Bước 4: Điều chỉnh chân ba và máy sao cho dây dọi thẳng đứng. Cân bằng máy.
  • Bước 5: Ngắm sơ bộ rồi ngắm chính xác hướng trái của góc đo.
  • Bước 6: Vặn vòng bàn độ ngang về 0o ở vạch đọc số đo góc.
  • Bước 7: Quay theo chiều kim đồng hồ, ngắm chính xác hướng phải của góc đo. Đọc giá trị góc đo.
bảng đo độ chênh cao

6. Cách đo chiều dài

Vạch đo dài trong máy thủy bình cho phép xác định khoảng cách từ máy đến mia

cách đo chiều dài

Bước 1: Số đọc các vạch trong máy lên mia

  • Số đọc dây chỉ trên: 1.436 mm (1)
  • Số đọc dây chỉ giữa: 1.294 mm (2)
  • Số đọc dây chỉ dưới: 1.152 mm (3)

Kiểm tra kết quả đọc số: (1.436 + 1.152)/2 = 1.294

Bước 2: Tính toán ghi nhận số liệu

Độ chênh cao b2 = 1.294 mm

  • Số đọc dây chỉ giữa 1.294 mm

Chiều dài 28,5 m

  • Số đọc dây chỉ trên: 1.436 mm
  • Số đọc dây chỉ dưới: 1.152 mm
  • Hiệu số 284 mm = 0,284 m
  • Chiều dài chưa bù 0,284 x 100 = 28,4 m
  • Chiều dài 28,4 + 0,1 = 28,5 m

7. Cách đo chênh cao

Bước 1: Đặt máy giữa hai mốc đo (A và B).

  • Lưu ý: Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia không quá 5 m.

Bước 2: Nửa lần đo thuận

  • Đọc dây chỉ giữa ở mia sau A (a1 = 1726 mm) và đọc tiếp dây chỉ giữa ở mia trước B (b1 = 1294 mm).

Lưu ý: Máy phải được cân bằng chính xác và phải kiểm tra số đọc dây chỉ giữa qua số đọc dây chỉ trên và số đọc dây chỉ dưới. Không thay đổi độ cao máy khi đọc số.

  • Độ chênh cao nửa lần đo thuận được tính bằng công thức: h1 = a1 – b1 = 1726 – 1294 = 432 mm

Lưu ý: Điểm B cao hơn điểm A thì độ chênh cao là số dương và ngược lại.

Bước 3: Nửa lần đo nghịch

  • Thay đổi độ cao máy ít nhất 10 cm.
  • Đọc dây chỉ giữa ở mia sau B (b2) và ở mia trước A (a2).
  • Độ chênh cao nửa lần đo thuận nghịch: h2 = a2 – b2.

Chênh lệch độ chênh cao giữa hai nửa lần đo không quá 4 mm.

8. Cách bảo quản máy đúng cách

Là một trong những dòng máy trắc địa yêu cầu độ chính xác cao và ổn định, bạn cần phải bảo quản đúng cách để tránh sai số:

  • Máy thủy bình phải được để trong hộp đựng máy khi di chuyển máy hoặc để máy trong phòng.
  • Khi mang máy thủy bình, tránh va đập giữa máy với chân ba.
  • Để máy nơi khô ráo và thoáng mát.
  • Lau chùi máy bằng vải sạch. Lau vật kính và thị kính bằng vải sạch, mềm, không có xơ.
  • Máy không làm việc được trong môi trường ẩm ướt, phải để máy trong hộp khi trời mưa và mang vào nơi khô ráo. Mở hộp máy ra kiểm tra, lau chùi máy và để máy ở nơi khô ráo.

Lưu ý: Một số bộ phận bên trong máy thủy bình Nikon được làm bằng thủy tinh nên hãy nhẹ nhàng khi sử dụng và vận chuyển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi hotline Zalo